Số tiền bảo hiểm được tính trên thu nhập nào? Năm 2018 có gì khác năm 2017?

Số tiền bảo hiểm được tính trên thu nhập nào? Năm 2018 có gì khác năm 2017?

SỐ TIỀN BẢO HIỂM 2018  ĐƯỢC TÍNH TRÊN THU NHẬP NÀO? KHÁC GÌ SO VỚI 2017?

Qua Bài viết số 1: “Khi nào Doanh nghiệp phải nộp Bảo hiểm?  Việc nộp Bảo hiểm 2017, 2018 có gì khác nhau?” Chúng ta đã thấy rằng, về cơ bản, từ 01/01/2018, Chi phí bảo hiểm của DN có thể tăng VỌT, do Đối tượng nộp bảo hiểm được mở rộng, không chỉ gồm lao động thời vụ từ 3 tháng trở lên, mà CHỈ TỪ 01 THÁNG trở lên đã phải tham gia bảo hiểm….

Với Bài viết số 2, EDUBELIFE chia sẻ rõ hơn về việc “Số tiền bảo hiểm được tính trên thu nhập nào? Năm 2018 có gì khác năm 2017”

Từ 01/01/2018, Chi phí bảo hiểm của DN có thể tăng mạnh do mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội không chỉ bao gồm: tiền lương, phụ cấp mà còn cả các khoản bổ sung khác. Cụ thể như sau:

Luong-dong-bao-hiem-Edubelife

Phu-cap-bao-hiem-Edubelife

Ví dụ minh họa: Tại một DN X, năm 2018,  có ký hợp đồng lao động với nhân viên kinh doanh được hướng các thu nhập sau:

  1. Tiền lương cứng hàng tháng: 5.000.000 đồng/ 1 tháng
  2. Tiền lương kinh doanh trung bình hàng tháng: 3.000.000 đồng/tháng
  3. Tiền phụ cấp chuyên môn kinh doanh: 1.000.0000 đồng/tháng
  4. Lương tháng 13 dự kiến chi cuối năm (bằng 01 tháng lương thực tế bình quân tháng): 8.000.000 đồng

Khoản thu nhập tính bảo hiểm?

  1. Tiền lương cứng hàng tháng: 5.000.000 đồng/ 1 tháng => khoản tiền lương nộp bảo hiểm
  2. Tiền lương kinh doanh trung bình hàng tháng: 3.000.000 đồng/tháng => khoản thu nhập bổ sung khác
  3. Tiền phụ cấp chuyên môn kinh doanh: 1.000.0000 đồng/tháng => khoản phụ cấp bị tính bảo hiểm
  4. Lương tháng 13 (dự kiến) : 8.000.000 đồng => khoản thu nhập bổ sung
  • Vậy từ năm 2018, các khoản trên để là cơ sở tiền lương đóng bảo hiểm theo quy định

Như vậy năm 2018, chi phí bảo hiểm tăng mạnh vì:

  • Đối tượng nộp bảo hiểm được mở rộng, thay vì từ 3 tháng trở lên, mà CHỈ TỪ 01 THÁNG trở lên đã phải tham gia bảo hiểm….
  • Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội không chỉ bao gồm: tiền lương, phụ cấp mà còn cả các khoản bổ sung khác.

Căn cứ pháp lý:

  • Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014;
  • Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008; Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế;
  • Căn cứ Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013;
  • Căn cứ Luật An toàn, Vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015;
  • Căn cứ Thông tư 141/2017/TT-BLDTBXH ngày 07/12/2017 về mức lương tối thiểu năm vùng 2018
  • Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động
  • Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động (lương, phụ cấp lương) hướng dẫn Nghị định số 05/2015/NĐ-CP
  • Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động (lương, phụ cấp lương) hướng dẫn Nghị định số 05/2015/NĐ-CP
  • Nghị định số 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Luật bảo hiểm & BHXH bắt buộc
  • Quyết định 595/QĐ-BHXH của Cơ quan bảo hiểm xã hội ban hành ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN, quản lý sổ bảo hiểm, thẻ bảo hiểm y tế

Nếu bạn thực sự quan tâm đến các “Giải pháp quản trị tài chính tối ưu cho các vấn đề về tiền lương, bảo hiểm và thuế TNCN năm 2018 ” thì Hội thảo sắp tới được Edubelife tổ chức sẽ là trải nghiệm tuyệt vời, giải tỏa các băn khoăn liên quan của bạn về vấn đề này!

Các bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.