Hỏi đáp về thuế

Câu hỏi 1: Thưa cô, em là học viên K12A của cô. Em có một việc cần cô tư vấn giúp. Hiện em đang ứng tuyển vào vị trí thủ quỹ của một công ty xây dựng, họ yêu cầu 2 năm kinh nghiệm và đưa ra một mức lương khá hấp dẫn. Nhưng những kỹ năng họ không nói rõ. Em đã google để tìm hiểu công việc của thủ quỹ và thấy nó cũng không phức tạp. Tuy nhiên em nghĩ rằng với mức lương họ đưa ra thì chắc chắn họ cần một cái gì hơn thế. Em muốn tham khảo ý kiến của cô, liệu rằng trong phần CV em có nên viết rằng mình đã từng làm kế toán tiền mặt không ạ ?

Về mặt nguyên tắc, thủ quỹ và kế toán tiền mặt là 2 phần hành độc lập nhau. Vai trò của thủ quỷ, là chịu trách nhiệm về việc quản lý quỹ tiền mặt thực tế tại doanh nghiệp; còn kế toán tiềm mặt là chịu trách nhiệm về tính trung thực hợp lý của khoản mục tiền mặt trên BCTC… Tuy nhiên, tại không ít doanh nghiệp tư nhân, 2 vị trí này là 1.

Nếu em thấy ưng ý với vị trí này, em nên trình bày cả 2 kỹ năng này trong CV, đều này sẽ làm em có lợi thế mạnh hơn nhiều ứng viên khác.

Kỹ năng cơ bản của thủ quỹ: thực hiện thu chi theo đúng chứng từ đã được giám đốc, kế toán trưởng phê duyệt; chịu trách nhiệm về số dư quỹ tiền mặt thực tế của DN…Do tiền mặt là tài sản có mức độ thanh khoản cao, nên trong CV em cần làm nổi bật tính trung thực, cẩn thận và biết giũ bí mật kinh doanh cho DN, em nhé!

Câu hỏi 2: Cô ơi cho em hỏi là Dn của em kinh doanh bán lẻ xăng dầu. Nếu như số lượng người lao động của DN em lớn hơn 30% tổng số lao động là người mới cai nghiện xong hoặc bị nhiễm HIV thì DN em sẽ không phải nộp thuế thu nhập DN đúng k ạ? Em cảm ơn cô.

 Chào em,

Căn cứ Khoản 4 Điều 8 Thông tư 78/2014, DN của em có phần thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được miễn thuế (không bao gồm thu nhập khac như chuyển nhượng bất động sản, thu nhập hoạt động tài chính.. Điều 7 Thông tư 78/2014). Tuy nhiên để đáp ứng điều kiện miễn thuế, em cần lưu ý:

+ Phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về số lao động nhiễm HIV

+ Phải có giấy chứng nhận hoàn thành cai nghiện của cơ về số lao động mới cai nghiện xong

+ Số lao động thuộc 2 đối tượng trên phải chiếm từ 30% tổng số lao động bình quân trong năm của DN (tổng số lao động phản ánh trên Thông báo đóng bảo hiểm, đã đối chiếu với cơ quan bảo hiểm)

Đây là một phần thuộc chuyên đề thuế TNDN mà Lớp Tax in accounting của tôi đang thảo luận, em có thể đăng ký học với bạn Lý nếu muốn tìm hiểu sâu về chuyên đề thuế.

Trên đây là một số điểm cần lưu ý khi đăng ký miễn thuế TNDN đối với trường hợp của DN em.

Chúc em thành công!

Hồng Trang. 

Câu hỏi 3: Em chào cô!

Em mới làm cho 1 trung tâm giáo dục, nhưng có vài chỗ vướng mắc chưa biết làm thế nào cho hợp lý, e mong cô giải đáp giúp em.

  1. Nếu như bình thường ở các trung tâm khác thời gian khóa học chỉ kéo dài tầm 2.3 tháng, học viên sẽ đóng học phí ở đầu kỳ rồi mới được vào học, thì sẽ được ghi nhận vào DT chưa thực hiện. Nhưng vì đặc thù chỗ e làm là các khóa học sẽ kéo dài có khi đến vài năm vì cứ học từ lever thấp đến cao, cho lên việc thu tiền thường bị chậm, có khi học hết khóa 1 rồi, chuẩn bị vào khóa 2 mà học viên vẫn chưa đóng tiền thành ra công nợ. Vậy em lên làm thế nào cho đúng và hợp lý và dễ theo dõi ah?
  2. Hiện tại bên e đang hạch toán theo pp trực tiếp. TSCĐ có 1 ô tô trị giá 1.4 tỷ ( cả VAT ), chị kế toán cũ đã tiến hành khấu hao được khoảng 6 tháng nay. Nhưng GĐ bên e đang muốn sang năm sẽ đổi sang pp khấu trừ, vậy phần KH này e sẽ tính như thế nào ah? vì khi làm theo pp trực tiếp giá trị của ô tô là bao gồm cả thuế gtgt còn khi theo pp khấu trừ giá trị của nó chỉ tầm 1.2 tỷ.
  3. Mỗi khi đến kỳ thu tiền, ngày nào thu được bao nhiêu là kt nộp hết cho GĐ ngày đó, khi cần có việc phải chi thì GĐ lại đưa tiền để nhập quỹ TM chứ không có tiền tồn trong quỹ (nội bộ).

VD : Cuối ngày nộp tiền : Nợ TK 3388 (Mã GĐ)

Có TK 111

GĐ đưa tiền nhập quỹ để chi 1 khoản bất kỳ: Nợ TK 111

Có TK 3388 (Mã GĐ)

Vậy e theo dõi các khoản thu chi với GĐ này vào TK 3388 có hợp lý không ah?

4. Em còn 1 ý nữa muốn hỏi là khi đã ghi nhận dthu, công nợ rồi nhưng học viên lại bỏ học giữa chừng, ko đóng tiền. TH này e sẽ phải hạch toán thế nào ạ?

Em cảm ơn cô ạ!

 Chào em,

Tôi có gợi ý như sau:

1. “…việc thu tiền thường bị chậm, có khi học hết khóa 1 rồi, chuẩn bị vào khóa 2 mà học viên vẫn chưa đóng tiền thành ra công nợ. Vậy em lên làm thế nào cho đúng và hợp lý và dễ theo dõi ah?”

Trường hợp này, em vần phải hạch toán ghi nhận doanh thu tại thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ đào tạo, phần thu nhập chưa thu được tiền hạch toán công nợ phải thu em nhé. HT Nợ TK 131/ Có TK 511 (lĩnh vực đào tạo – đối tượng không chịu thuế GTGT)

2. Hiện tại bên e đang hạch toán theo pp trực tiếp. TSCĐ có 1 ô tô trị giá 1.4 tỷ ( cả VAT ), chị kế toán cũ đã tiến hành khấu hao được khoảng 6 tháng nay. Nhưng GĐ bên e đang muốn sang năm sẽ đổi sang pp khấu trừ, vậy phần KH này e sẽ tính như thế nào ah?

Nếu sang năm em đủ điều kiện chuyển đổi sang phương pháp khấu trừ thuế GTGT, thì kể từ thời điểm hoàn tất các thủ tục chuyển đổi, em mới đủ điều kiện được khấu trừ thuế GTGT, nghĩa là các hóa đơn GTGT đầu vào từ năm cũ, đã kê khai theo PP trực tiếp, em không thể lại kê khai theo PP khấu trừ cho niên độ kế toán mới, việc kê khai theo PP khấu trừ mới này chỉ áp dụng cho các hóa đơn mới, phát sinh kế từ thời điểm chuyển đổi.

3. Mỗi khi đến kỳ thu tiền, ngày nào thu được bao nhiêu là kt nộp hết cho GĐ ngày đó, khi cần có việc phải chi thì GĐ lại đưa tiền để nhập quỹ TM chứ không có tiền tồn trong quỹ ( nội bộ ).

Việc hạch toán như trên chưa hợp lý em ạ.

Khi thu tiền cung cấp dịch vụ: em cần hạch toán ngay 111/511 hoặc 111/131 và lập phiếu thu theo quy định. 

Nếu toàn bộ số tiền nay đưa ngay cho Sếp, thì em phản ánh như một khoản “nhờ Sếp giữ hộ”:

Nợ TK 1388 (Sếp)/ Có TK 111

Khi Sếp trả lại quỹ: Nợ TK 111/Có 1388 (Sếp)

4.  Trong 4 Điều kiện ghi nhân doanh thu dịch vụ, điều kiện đầu tiên là là khoản thu nhập được ghi nhân tương đối chắc chắn, điều đó có nghĩa là em cố gắng xác định khoản thu nào chắc chắn thu được tiền mới phản ánh doanh thu. Đây là vấn đề liên quan đến kỹ năng quản trị của DN. Thông thường các DN dịch vụ sẽ yêu cầu khách hàng phải đặt cọc một số tiền tối thiểu trước khi DN cung cấp dịch vụ….

Tuy nhiên, đối với trường hợp của em, nếu bất khả kháng, DN đã cung cấp DV cho khách hàng, KH vẫn tiếp nhận DV bình thường, nhưng đến kỳ thu tiền thì từ chối, không nộp tiền…Em cần phản ánh ĐIỀU CHỈNH GIẢM DOANH THU dịch vụ bằng việc xuất hóa đơn điều chỉnh giảm, hạch toán điều chỉnh giảm doanh thu khi có đủ bằng chứng về việc khách hàng từ chối không tiếp nhận DV, không nộp tiền ( KH đã bỏ học nhiều buổi,, có phiếu điểm danh của giáo viên xác nhận, lập Biên bản điều chỉnh giảm hóa đơn theo Thông tư 39/2014…)

Hạch toán: Nợ 131/ Có TK 511 = – GHI ÂM giá trị doanh thu điều chỉnh giảm  

Trường hợp này tương tư như trường hợp chúng ta đã trao đổi trên lớp đối với DN cung cấp dịch vụ thuê văn phòng trong nhiều kỳ, DN đã xuất hóa đơn cho các kỳ cung cấp dịch vụ này nhưng khách hàng chấm dứt hợp đồng trước hạn, từ chối nhận dịch vụ 01 trong các kỳ DN đã xuất hóa đơn..

Trên đây là một số gợi ý của tôi, hi vọng cũng phần nào giúp em xử lý tốt các tình huống này.

Hồng Trang. 

Câu hỏi 4: Em chào cô, cô ơi em có vấn đề này về hóa đơn mua vào cô giải đáp giúp em nhé. Bên em là bên Siêu thị mua hàng của nhà cung cấp, bên nhà cung cấp xuất hóa đơn đỏ cho bên em với nội dung như sau:

+ Trên hóa đơn ghi bán hàng theo bảng kê số.... và trên bảng kê ghi chi tiết từng mặt hàng, số lượng, đơn giá, tỷ lệ chiết khấu, thành tiền, và thông tin của bên bán và bên mua. Sau khi trừ đi chiết khấu rồi mới tính thuế VAT để ra tổng số tiền thanh toán. -> Vậy khi em nhập vào Phần mềm kế toán thì em có phải chia phần chiết khấu (trên hóa đơn chỉ ghi là chiết khấu nên ko rõ là CKTM hay CK thanh toán) ra để tính đơn giá sau chiết khấu rồi mới tính VAT không ah?

+ Em có trường hợp bên bán viết cho hóa đơn có kèm 2 bảng kê (1 bảng kê chi tiết, 1 bảng kê tổng hợp). Bảng kê chi tiết viết thông tin mặt hàng: SL, ĐG chưa VAT, ĐG Sau VAT, Chiết khấu bằng hàng, Chiết khấu bằng tiền. Tổng tiền thanh toán. Còn bảng kê tổng hợp thì ghi tổng số tiền của từng bảng kê, Chiết khấu theo doanh số. Vậy khoản chiết khấu theo doanh số nếu em hạch toán vào Nợ TK 331/Có TK 711 (vì trừ trực tiếp vào công nợ) thì khoản thu nhập này em phải nộp thuế 20%, nên em muốn chia số chiết khấu này trừ trực tiếp vào đơn giá nhập giống như CKTM được không cô?

 Căn cứ khoản 2.5 PL 04 TT 39/2014?TT-BTC, thì…”trên hóa đơn GTGT  ghi giá đã chiết khấu thương mại…” Vậy pháp luật hiện hành cho phép các DN hạch toán giá trị tài sản mua vào trong các trường hợp được chiết khẩu thương mại là giá đã được chiết khấu…

Vậy không nhất thiết em phải hạch toán riêng phần thu nhập khác đối với phần chiết khấu được hưởng, mà trừ ngay vào giá mua chưa được chiết khấu. Giá trị thực tế ghi sổ của TS = giá đã chiết khấu em nhé!

Trường hợp em hạch toán 331/711 phần chiết khấu được hưởng thì đồng nghĩa em  cần hạch toán tăng thêm phần 156/331 tương ứng, sau này khi bán hàng sẽ HT 632/156. Về bản chất, việc này sẽ làm doanh thu và chi phí cùng tăng 1 lượng bằng đúng phần chiết khấu. Việc này sẽ làm “phiền” em phải hạch toán thêm bằng phiếu kế toán, nhưng em không thể “buộc” em phải nộp thêm thuế TNDN 20% nhé!.

 Mặt khác, nếu hạch toán 331/711… thì việc kê khai thuế GTGT đầu vào  đối với hóa đơn GTGT này, giữa tờ khai thuế và hóa đơn không phù hợp nhau (Tờ khai kê hóa đơn chưa chiết khấu, trong khí hóa đơn phản ánh giá đã chiết khấu), điều này gây bối rối cho DN khi phải giải trình với cơ quan thuế.

Câu hỏi 5: Công ty em làm bên xây dựng gọi là công ty A, Chủ đầu tư (Khách hàng) là công ty B, Nhà cung cấp nguyên vật liệu là công ty C. công ty em(A) mua nguyên vật liệu trực tiếp từ nhà cung cấp (C) nhưng lúc trả tiền thì chủ đầu tư(B) lại trả trực tiếp cho nhà cung cấp (C) theo ủy quyền 3 bên .Công ty em có trường hợp là làm ủy quyền cho chủ đầu tư trả thẳng tiền hộ công ty em cho nhà cung cấp, Tức là chuyển khoản trực tiếp từ chủ đầu tư (B) sang tài khoản của nhà cung cấp (C), không thông qua tài khoản của công ty em. Liệu chi phí nguyên vật liệu đầu vào có bị loại không, bên em chỉ có xác nhận ủy quyền 3 bên, có phải làm rõ trong hợp đồng không? Em chỉ biết có thanh toán tiền mặt, chuyển khoản, bù trừ công nợ giữa 2 bên liên quan, Thanh toán qua vay tín dụng ngân hàng. Cái này mới quá, sợ bị loại chi phí. Chị kế toán cũ bên công ty (A) em hạch toán như thế này: Nợ TK 331(C), Có TK 131(B). Em thấy hạch toán như thế này là sai nguyên tắc, Thông tư nào? Điều bao nhiêu ạ? Nếu được chấp nhận thì căn cứ hạch toán gồm những gì? Em cảm ơn cô.

Trường hợp này em vẫn hạch toán vào chi phí được trừ bình thường nếu bổ sung đủ các căn cứ chứng từ sau:

+ Biên bản giao nhận nguyên vật liệu 3 bên A, B, C theo ủy quyền (hoặc Biên bản giao nhận đầu vào, đầu ra giữa A & C; giữa A & B)

+ Biên bản bù trừ công nợ giữa 3 bên (Ghi rõ, sau khi bù trừ công nợ, số công nợ phải trả của A đối B = 0)

+ Ký bổ sung phụ lục về điều khoản thanh toán: thanh toán bằng chuyển khoản hoặc bù trừ công nợ bằng văn bản giữa 3 bên

+ Trên hóa đơn GTGT các bên, ghi mục Điều khoản thanh toán: bù trừ công nợ bằng văn bản.

+Kết thúc quá trình mua bán này, sẽ có 2 bên bản thanh lý của 2 hợp đồng hoặc quyết toán hạng muc công trình

+ Em kẹp toàn bộ chứng từ gốc phát sinh trong quá trình SXKD với B và C, cùng với các chứng từ trên, lập Phiếu kế toán hạch toán bù trừ công nợ như đề xuất của Chị kế toán cũ bên em nhé!

Pháp luật cho phép thực hiện, em cứ yên tâm hạch toán bình thường, trong Phiếu kế toán, trích dẫn cụ thề điều khoản về chi phí được trừ và điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào tại TT  78/2014, TT 96/2015; TT 219/2013, TT 119/2014 để sau này dễ tra cứu, giải trình trước cơ quan thuế em nhé.

Câu hỏi 6: Em là học sinh học lớp kế toán level 1 của cô hồi tháng 5+6+7/2015. Em có một số thắc mắc trong công việc mong cô giúp đỡ em với ạ.

Công ty em là công ty kinh doanh nhập khẩu mỹ phẩm Nhật Bản để phân phối tại VN. Trong dịp trung thu này công ty em có mua 1 số quà tặng khách như sau:

- 1 hộp 4 chiếc bánh trung thu giá cả VAT 4.998.695

- 2 hộp mứt sen trần giá cả VAT 150.000

- 2 cây son môi giá cả VAT 950.000

Tất cả đều có hóa đơn đỏ ghi rõ nội dung như trên ạ.

Vậy các hóa đơn đầu vào này em có được ghi thẳng vào chi phí ko ạ hay phải nhập kho và xuất hóa đơn đầu ra là quà tặng khách hàng.

Theo em tìm hiểu thì nếu ghi hóa đơn quà tặng không thu tiền thì phải đăng ký với sở thương mại và như vậy thì rắc rối và không cần thiết.

Em dự định sẽ chế thành mua bánh và mứt sen về để tiếp khách tại phòng giám đốc và SR bán hàng thì có được không ạ. Còn son môi thì coi như nhập kho như các loại mỹ phẩm khác để bán.

 Đây là một trong những bài tập điển hình tại phần “kỹ năng MỀM” về thuế GTGT, thuộc chương trình TAX ACCOUNTING.

Nếu bạn hạch toán chi phí này như chi phí “QUÀ TẶNG” khách hàng thì có thể DN của bạn sẽ phái đối diện với 2 rủi ro sau:

+ Phần chi phí mua hàng này sẽ bị loại, không được trừ do không thực tế liên quan đến hoạt động SXKD (vì là quà tặng, việc mình tăng hay không tặng chưa thể hiện được mối liên hệ tới hoạt động SXKD)

+ Thuế GTGT đầu vào, về bản chất. sẽ không được khấu trừ. Do hàng biếu tặng, theo Khoản 3, Điều 7 TT 219/2013: “Giá tính thuế GTGT của trường hợp này là Giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ”. Điều này, có nghĩa là DN bạn mua vào như thế nào, xuất giá biếu tặng và thuế GTGT đầu ra đúng như thế…

Như vậy, chúng ta cần có phương án xử lý ‘hay hơn” đề DN của bạn vừa được hạch toán chi phí này vào chi phí được trừ đồng thời phần thuế GTGT được khấu trừ. Có phương án xử lý “hay” như vậy không?

Chắc chắn là Có rồi. Đây là tình huống mà chương trình TAX Accounting hướng tới để xử lý. Nếu DN của bạn có nhiều tình huống đặc biệt liên quan đến thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TNCN, bạn đề nghị lãnh đạo DN đăng ký học chương trình này. Đây là chương trình rất bổ ích cho các DN! 

Câu hỏi 7: Bên công ty em thanh toán lương tháng 9 vào ngày 06/10, vậy thì thuế TNCN hạch toán vào ngày trả lương hay hạch toán vào cuối tháng ạ?

Theo em hiểu thì thuế TNCN phát sinh khi đã chi trả cho người lao động, em làm bảng kê khai và nộp thuế TNCN lương tháng 9 vào ngày 20/11 ( vì phát sinh trả vào ngày 06/10) có đúng không ạ?

Em hạch toán :

30/09 hạch toán các khoản lương và trích theo lương:

Nợ 627,641,642 : Lương và các khoản bảo hiểm

Có 334,3382, 3383,3384,3386: Các khoản tương ứng

06/10: Thanh toán lương:

Nợ 334/Có 112 : Khoản thực lĩnh

Nợ 334/33351

Em hạch toán như vậy có hợp lý ko ạ?

Chị kế toán trong công ty lại bảo phải hạch toán luôn khoản thuế TNCN vào cuối tháng:

Nợ 1388/có 33351

khi thanh toán lương: Nợ 334/Có 1388

Vậy cách hạch toán thế nào là thể hiện đúng kỳ nộp thuế và bản chất của thuế TNCN ạ?

Căn cứ tiết b, khoản 2, Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn về thực hiện Luật thuế TNCN ” Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhận trả thu nhập cho người nộp thuế”.

Vậy, tại thời điểm 30/09 , DN hạch toán trích lương hay xác định số tiền lương phải trả nhưng chưa thực trả, thời điểm này chưa phát sinh thuế TNCN.

Và thời điểm phát sinh thuế TNCN từ tiền lương, tiền công là thời điểm 06/10, khi DN thực trả bằng tiền thu nhập cho người lao động.

Việc kê khai khoản thuê này sẽ được phản ánh trên tờ khai thuế TNCN thàng 10/2015 theo mẫu quy định tại TT 92/2015/TT-BTC. Nếu DN của em thuộc đối tượng kê khai thuế TNCN theo tháng thì thời hạn muộn nhất để nộp tờ khai thuế tháng 10/15 là 20/11/2015 em nhé! Như vậy, cách giải quyết của em đối với vấn đề này là phù hợp, tuy nhiên em chú ý về kì kê khai thuế như lưu ý trên. 

Câu hỏi 8: Công ty em là công ty Cổ phần. Thành lập từ năm 2007, trụ sở chính ở Vĩnh Phúc, mở thêm văn phòng đại diện ở Hà Nội và nơi sản xuất (dự án) ở Hòa Bình. Giờ em muốn hoàn tất thủ tục hành chính thì làm những thủ tục gì ạ?

Căn cứ Điều 11-Thông tư 156/2013/TT-BTC, với trường hợp của em, tôi có một số ý kiến dưới góc độ thuế và chế độ kế toán:

  1. Với văn phòng đại diện Hà nội, không phát sinh doanh thu, vậy tại địa điểm này, em cần liên hệ với Sở kế hoạch đầu tư, bổ sung đăng ký hoạt động văn phòng đại diện. Về mặt quản lý thuế, em chỉ nộp thêm thuế môn bài cho địa điểm này.
  1. Với nợi sản xuất tại Hòa Bình, trước hết em cần liên hệ với Sở kế hoạch đầu tư, bổ sung đăng ký hoạt đọng của Dự án. Sau đó, căn cứ vào tính chất hoạt động của DA, có 2 trường hợp tương ứng với 2 nghĩa vụ về thuế như sau:

+ Nếu Chi nhành này hạch toán phụ thuộc, phát sinh doanh thu tại Hòa Bình, thì thuế GTGT sẽ được kê khai theo quy định tại Hòa Bình; thuế TNDN quyết toán tại trụ sở chính (Vĩnh Phúc)

+ Nếu Chi nhành này hạch toán độc lập thì được xem như một doanh nghiệp hoàn chỉnh, nghĩa là; thuế GTGT, thuế TNDN quyết toán tại địa bàn hoạt động của DA là tỉnh Hòa Bình.

Cả 2 trường hợp DN phải nộp thuế môn bài em nhé.

Câu hỏi 9: Em là Lan học sinh lớp 12B của cô. Em đang gặp một vấn đề ở chỗ làm, mong cô giúp em giải đáp một vấn đề sau ạ. Công ty em làm kinh doanh thực phẩm chức năng cho bà bầu, có 1 lô hàng sản xuất vào T8/2013, đến tháng 8/16 hết hạn sử dụng. Vậy em cần làm gì để hoàn tất thủ tục hủy lô hàng này vì đã hết hạn rồi ạ? Em cần hạch toán các bút toán nào ạ? Em chưa bao giờ làm thủ tục hủy hàng thực phẩm chức năng, mong cô hướng dẫn

I/ Căn cứ mục b, khoản 2.1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC Về thủ tục và chứng từ hủy lô hàng:

+ Đề nghị Giám đốc ký Quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy lô hàng do quá hạn sử dụng, hư hỏng do quá trình sinh lý hóa tự nhiên

+ Biên bản làm việc của Hội đồng về việc tiêu hủy lô hàng

+ Biên bản kiểm kê hàng hóa hư hỏng: xác định rõ giá trị, nguyên nhân, số lượng, chủng loại hư hỏng cũng như đối với hàng hóa có thể thu hồi được (có bằng chứng về hình ảnh kèm theo)

+ Toàn bộ hồ sơ gốc nhập mua lô hàng này

+ Báo cáo nhập xuất tồn kể từ thời điểm mua đến thời điểm xử lý tiêu hủy ( Giám đốc, ký, chịu trách nhiệm trước pháp luật)

+ Hồ sơ bồ thường của cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồ thường (nếu có)

+ Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận trách nhiệm bồi thường (nếu có)

+ Trường hợp giá trị tiêu hủy lớn, ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của DN cần mời cơ quan thuế, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đến chứng kiến tiêu hủy

II/ Hạch toán tiêu hủy, xử lý hàng hư hỏng, quá hạn sử dụng do quá trình sinh lý hóa tự nhiên:

Nợ TK 811/ Có TK 156 = Giá trị hàng tiêu hủy

Nợ TK 1388/Có TK 156 = Phần giá trị hàng hỏng thuộc trách nhiệm bồ thường của cá nhân, tổ chức

Nợ TK 111,112/Có TK 1388 = Số tiền nhận bồi thường từ tổ chức, cá nhân (Căn cứ Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC) – DN không phải kê khai, tính và nộp thuế GTGT đối với số tiền bồi thường này (nếu có), DN chỏ lập chứng từ thu chi theo quy định (Giấy báo có, Phiếu thu, Biên bản bồi thương bằng tiền).

Trên đây là một số gợi ý của tôi. Hy vọng những gợi ý nhỏ này sẽ giúp em và DN bớt phần nào băn khoăn nhé.

Câu hỏi 10: Em có vấn đề này muốn nhờ cô tư vấn ạ. Vấn đề là em chưa đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân, nhưng khi em tra trên hệ thống tra cứu MST thì em đã có mã số thuế, tức là có người đã lấy chứng minh thư của em để đăng ký mã số thuế cho em, có nghĩa là họ muốn tăng chi phí tiền lương khống phải không ạ, trong khi em không hề làm việc cho họ. Hiện em đang làm cho một công ty, và em định đăng ký mã số thuế cho mình nhưng lại xảy ra vấn đề trên. Vậy cô cho em hỏi là giờ em nên làm thế nào ạ? Cô tư vấn giúp em ạ, em cảm ơn cô.

Có thể là sự trùng lặp em ạ. Em làm công văn gửi Cục thuế Hà nội để Cục thuế đưa ra biện pháp xử lý. Trong công văn em trình bày rõ là hiện em chưa có mã số thuế, vừa phát sinh thu nhập tại đơn vị em đang làm việc, chưa từng làm việc tại DN kê khai mã số thuế của em trên website nhé.

Nếu cần em liên lạc với kế toán trưởng DN kê khai MST cho em trước khi có công văn hỏi cục thuế nhé! Trong công văn gửi cục thuế em photo CMT vào bản chụp màn hình tra cứu MST trên web của cục thuế em ạ.

Nghi vấn của em có thể xảy ra, nhưng thông thường, DN cần tìm hiểu kỹ về cá nhân phát sinh thu nhập trước khi kê khai thuế TNCN. Em nên gửi CV tới cục thuế HN xem sao nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.