Chi ngày 2/9 cho NLĐ, chi phí có được trừ?

Chi ngày 2/9 cho NLĐ, chi phí có được trừ?

CHI NGÀY 02/09 CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG, CHI PHÍ CÓ ĐƯỢC TRỪ?

Ngày quốc khánh 02/09/2018 sắp đến rồi! Người lao động chúng ta đang vô cùng mong ngóng đến ngày đoàn tụ gia đình. Vừa như một món quà nhân ngày lễ quốc khánh, vừa là sự bày tỏ sẻ chia niềm vui đoàn viên với người lao động, không ít các doanh nghiệp đang lên kế hoạch để chi thêm cho mỗi người lao động 500.000 đồng vào dịp 02/09 này.

Tuy nhiên, các chủ DN, các bạn kế toán không khỏi đang băn khoăn:

  • Khoản chi này có được trừ không?
  • Khoản này hạch toán thế nào?

Với một số ý kiến chuyên môn nhằm gỡ rối các trăn trở trên, Kế toán Hồng Trang Edubelife hi vọng sẽ góp một phần nhỏ khiến ngày lễ này của chúng ta càng thêm trọn vẹn!

 Khoản chi 02/09 này có được trừ không?

Căn cứ Khoản 1 Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC  quy định về 3 điều kiện của Chi phí được trừ.

– Căn cứ khoản 2.30 Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC  sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC,  “2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

“- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con  của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác…

Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

  • Vậy, căn cứ vào quy định trên, để khoản chi phí trên là Chi phí được trừ, DN cần có bằng chứng tin cậy thể hiện:

+ Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động & Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

+ Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

+ Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên cần thanh toán không dùng tiền mặt

=> Chứng từ cụ thể:

+ Quy chế tài chính của Doanh nghiệp, trong đó có quy định cụ thể về các Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động;

+ Tờ trình Tổ chức công đoàn hoặc Bộ phận hành chính nhân sự trình Giám đốc, Phòng Tài chính kế toán phê duyệt kế hoạch chi hỗ trợ ngày lễ tết 02/09 cho người lao động;

+ Sổ sách, chứng từ kế toán chứng minh khoản chi trên thuộc Tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

+ Chứng từ thanh toán khoản chi phúc lợi, được người lao động ký nhận.

Hạch toán khoản chi này như thế nào?

Nợ TK 642/ Có TK 111,112  = Số tiền thực chi

(Có chứng từ duyệt chi và thanh toán chi tiết kèm theo)

Chúc các bạn có những ngày nghỉ lễ vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình!

 

 

 

 

Các bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.