Kỹ năng tài chính, kỹ năng sống trung tâm và quan trọng của con người
- Kỹ năng sống là gì?
WHO quan niệm về kỹ năng sống như thế nào?: (Trích Chương trình đào tạo kỹ năng sống của WHO năm 1997 – Program for “Life skills education in schools”).
Kỹ năng sống là những khả năng thích nghi và ứng phó một cách hiệu quả của con người trước những thách thức, yêu cầu của cuộc sống (Life skills are abilities for adaptive and positive behaviour, that enable individuals to deal effectively with the demands and challenges of everyday life)
Như vậy, kỹ năng sống gồm hàng loạt các kỹ năng giúp trẻ nhỏ và các em thanh thiếu niên có một cuộc sống khỏe mạnh và tốt đẹp (However, analysis of the life skills field suggests that there is a core set of skills that are at the heart of skills-based initiatives for the promotion of the health and well-being of children and adolescents)
Unesco, UNICEFF có cách tiếp cận về kỹ năng sống ra sao?
Theo quan điểm của Unesco, kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày
Còn theo UNICEFF, đó là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc.
Như vậy, kỹ năng sống không phải là một phạm trù kỹ năng đơn lẻ mà nó là một tập hợp các gồm rất nhiều kỹ năng mà con người có được qua giáo dục, trải nghiệm để xử lý có hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
- Nội dung của Kỹ năng sống bao gồm những gì?
Trong chương trình for “Life skills education in schools”, WHO công bố năm 1997, kỹ năng sống bao gồm:
- Decision making : Kỹ năng ra quyết định
- Problem solving: Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Creative thinking: Kỹ năng tư duy sáng tạo
- Critical thinking: Kỹ năng tuy duy phản biện
- Effective communication : Kỹ năng giao tiếp công động hiệu quả
- Interpersonal relationship skills : Kỹ năng tạo mối quan hệ liên kết cá nhân
- Self-awareness: Kỹ năng nhận thức bản thân/ tự nhận thức
- Empathy : Kỹ năng đồng cảm, chia sẻ
- Coping with emotions : Kỹ năng bày tỏ cảm xúc/ phản ứng
- Coping with stress: Kỹ năng đối phó với căng thẳng, hiểm ngủy, mất mát/ Khả năng phục hỗi sau mất mát
- Tại sao Kỹ năng tài chính là một kỹ năng trung tâm, quan trọng trong những kỹ năng sống?
Kỹ năng tài chính là gì?
Trong chương trình “ Child Social and Financial Education” – CSFE được công bố và thực thi rộng rãi trên toàn thế giới: Giáo dục tài chính là giáo dục kiến thức và kỹ năng tài chính (financial education inculcates the ability to be financially literate and financially capable)
Kiến thức và kỹ năng tài chính gồm: dạy con tiêu tiền, quản lý tiền bạc, tài sản, kiến thức về ngân hàng, đầu tư, tín dụng, bảo hiểm và thuế… Các khái niệm này cần được xây dựng trên hiểu biết về giá trị thời gian của tiền, bảo hiểm rủi ro, thị trường chứng khoán, doanh nghiệp, ngân hàng,…Từ kiến thức này, trê em sẽ hình thành kỹ năng lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các quyết định tài chính một cách thông minh và hiệu quả.
Kỹ năng tài chính giúp trẻ điều gì?
Un ultimately, CSFE allows children and youth to become more socially and economically empowered citizens. Financial competency helps them to become more ‘money smart’ and ‘resource smart’…
Theo quan điểm của Unicef, việc giáo dục tài chính và xã hội cho trẻ em sẽ giúp chúng trở thành những công dân tự tin, làm chủ xã hội và kinh tế bản thân. Kỹ năng tài chính giúp chúng trở nên thông minh trong việc sử dụng tiền và các nguồn lực.
Vậy, qua nhận định của UNICEF chúng ta thấy rằng: Kỹ năng tài chính có thể thay đổi, hình thành thói quen quan trọng bậc nhất đối với cuộc đời một con người đó là kỹ năng làm chủ số phận của chính mình, kỹ năng quán trị tốt mọi nguồn lực, tiếm năng vốn có trong mỗi cá nhân, từ đó gây dựng nền tảng tri thức để có một cuộc sống hạnh phúc bền vững và thân ái trong mối quan hệ với công đồng.
Kỹ năng tài chính là kỹ năng sống không thể thiếu
Điều này hình thành một cách tự nhiên và thiết yếu như cuộc sống vốn có như thế! Vì tài chính là phạm trù giá trị và phân phối giá trị trong xã hội, nó liên quan chặt chẽ đến việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ tập trung, trong đó quỹ tiền tệ gia đình. Mọi nhu cầu cần thiết, tối thiểu của cuộc sống con người đều xuất phát, được sử dụng từ quỹ tiền tệ gia đình như nhu cầu ăn, ở, mặc, học tập, du lich, thăm hỏi, từ thiện… Do vậy, tài chính và cuộc sống là hai vấn đề gần như không thể tách rời nhau. Hay kỹ năng tài chính là kỹ năng không thể thiếu trong cuộc sống con người. Tài chính là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, là trung tâm quản trị của một doanh nghiệp, là vấn đề cơ bản, cốt lõi trong việc quản lý, sắp xếp cuộc sống trong mỗi gia đình.
Kỹ năng tài chính “có mặt” trong hầu hết các kỹ năng sống
Trong nền kinh tế thị trường, mọi nguồn lực đều được tiền tệ hóa, do đó tài chính, với phạm vi chi phối tới tất cả các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế, vô hình chung đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ra các quyết định sử dụng các nguồn lực của mọi chủ thể trong xã hội, trong đó không ngoại trừ tới từng cá nhân. Điều đó giải thích tại sao kiến thức, kỹ năng tài chính có mặt” trong hầu hết các kỹ năng sống như:
- Decision making : Kỹ năng ra quyết định
- Problem solving: Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Creative thinking: Kỹ năng tư duy sáng tạo
- Critical thinking: Kỹ năng tuy duy phản biện
- Coping with emotions : Kỹ năng bày tỏ cảm xúc/ phản ứng
- Coping with stress: Kỹ năng đối phó với căng thẳng, hiểm ngủy, mất mát/ Khả năng phục hỗi sau mất mát…
Một ví dụ sống động cho sự “có mặt” này là Kỹ năng tài chính có mối liên hệ chặt chẽ với kỹ năng đối phó với nguy hiểm, căng thẳng “Coping with stress “.
“Coping with stress “ được định nghĩa là khả năng của một cá nhân có thể thích ứng với căng thẳng và nghịch cảnh. Căng thẳng và nghịch cảnh có thể là những tình huống ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân, gia đình, tài sản, thu nhập, nghề nghiệp, tình cảm…
Kỹ năng tài chính trang bị cho trẻ cách ứng xử thông minh, trí tuệ trong trường hợp phải đối mặt với những tình huống căng thẳng và nghịch cảnh. Kỹ năng tài chính mang đến cho trẻ kiến thức về rủi ro và các loại tổn thất: rủi ro về tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu nhập…và cách ứng xử thông minh nhất để quản trị các rủi rom này là việc thực hiện các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm tài sản.
Kỹ năng tài chính giúp con người an toàn và hạnh phúc hơn trong xã hội hiện đại
Thế giới hiện nay đã thay đổi quá mau lẹ, khiến các quan niệm về sự hùng mạnh thiên như yêu tố sức mạnh vật chất, vũ trang…. đã không còn phù hợp. Chúng ta đang sống ở một kỷ nguyên mà các giá trị của cuộc sống đang bị thay đổi. Chu kỳ các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu ngày ngắn lại, khốc liệt và có sự tàn phá sâu rộng tới từng quốc gia, đến từng tế bào của nền kinh tế thế giới, từng gia đình, trong đó có con cái của chúng ta. Có bao giờ bạn nghĩ chúng ta đã làm gì để chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống tương lai đầy thử thách cho trẻ nhỏ?
Những cuộc khủng hoảng gần đây diễn ra trên khắp thế giới phải chăng cũng đều bắt nguồn từ tài chính?, Tất cả đều bắt nguồn từ sự phân bổ các nguồn lực tài chính giữa các quốc gia và giữa các tầng lớp trong xã hội?
Tài chính không còn là vấn đề của sách vở mà nó đang thực sự chi phối và thâm nhập sâu rộng vào đời sống của mỗi chúng ta, của những đứa trẻ. Do vậy, chúng ta cần trang bị cho mình và con trẻ Kỹ năng tài chính – kỹ năng cần thiết giúp con người an toàn và hạnh phúc hơn.
Kế toán Hồng Trang – trực thuộc EDUBELIFE xin được là người bạn đồng hành tin cậy của các Bậc phụ huynh trong sự nghiệp giáo dục kỹ năng tài chính cho những đứa con thân yêu!