Khi nào cá nhân phải đăng ký kinh doanh
Hiện nay, rất nhiều cá nhân có các hoạt động kinh doanh thường xuyên, có địa điểm hoặc không có địa điểm ổn định. Họ thường băn khoăn tự hỏi, không biết, với trường hợp của mình, có buộc phải đăng ký kinh doanh không?
EDUBELIFE xin có đôi dòng chia sẻ để các bạn rõ hơn về vấn đề này nhé
- CÁ NHÂN KINH DOANH NÀO KHÔNG CẦN ĐĂNG KÝ KINH DOANH?
Căn cứ Nghị định 39/2007/NĐ-CP – Nghị định quy định “phạm vi kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh”, cụ thể tại
– Khoản 1 Điều 2 Nghị định 39/2007/NĐ-CP
“1. Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại).”
– Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP
“ 1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
- a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
- b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”
=> Vậy nếu các cá nhân có phạm vi kinh doanh thuộc các trường hợp trên thì KHÔNG CẦN đăng ký kinh doanh theo theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
- CÁ NHÂN KINH DOANH CẦN THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Trường hợp, phạm vi hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ kinh doanh không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 2, Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, thì cá nhân này phải đăng ký kinh doanh.
Căn cứ Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh.
Toàn bộ Chương VIII, từ Điều 79 đến Điều 94 hướng dẫn chi tiết về về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký đăng ký hộ kinh doanh
Cụ thể
Điều 79. Hộ kinh doanh
- Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Điều 80. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh
Điều 85. Số lượng hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Điều 86. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
- Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
- Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Điều 87. Đăng ký hộ kinh doanh
- Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
- Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
- Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.
Điều 88. Đặt tên hộ kinh doanh
Điều 89. Ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh
Điều 90. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh
Điều 91. Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo của hộ kinh doanh
Điều 92. Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
Điều 93. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Điều 94. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Trên đây là các căn pháp lý giúp các cá nhân kinh doanh có thể tự mình xác định mình có thuộc trường hợp phải đăng ký kinh doanh không?
EDUBELIFE xin gửi tặng các bạn 02 quy định pháp lý quan trọng để các bạn tiện nghiên cứu và áp dụng nhé!
Căn cứ Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Nghị địinh 108-2018-nd-cp sửa đổi nghị định 78-2015
Chúc các cá nhân kinh doanh thành công, thịnh vượng!