Giảm thiểu chi phí bảo hiểm năm 2018
LÀM SAO ĐỂ KHÔNG BỊ TÍNH BẢO HIỂM?
CÓ KHOẢN THU NHẬP NÀO CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG BỊ TÍNH BẢO HIỂM?
Ai đó đã rất thông thái khi đi tìm chiếc chìa khóa để mở Bí mật “giảm thiểu chi phí bảo hiểm” năm 2018 thông qua hiểu biết chuyên sâu về các KHOẢN THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG BỊ TÍNH BẢO HIỂM.
Với Bài viết thứ 4 này trong chùm các Bài viết “Gỡ rối bảo hiểm 2018”, EDUBELIFE xin được chia sẻ đề tài hấp dẫn trên, trong mối quan hệ với mục tiêu đảm bảo khoản chi phí nhân sự này, vừa không bị tính bảo hiểm, vừa là chi phí được trừ của DN.
CÓ KHOẢN THU NHẬP NÀO KHÔNG BỊ TÍNH BẢO HIỂM?
Căn cứ Tiết 2.3 Điều 6 Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017:
“Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như:
1/ TIỀN THƯỞNG THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 103 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG,
Căn cứ Bộ luật lao động, tại Điều 103. TIỀN THƯỞNG:
Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Như vậy, để khoản tiền thưởng trên là chi phí được trừ, DN cần có thỏa thuận cụ thể với người lao động thông qua Hợp đồng lao động và Quy chế tiền thưởng quy định chi tiết về điều kiện thưởng, mức thưởng và đối tượng được thưởng phục vụ HĐSXKD nhé!
2/ TIỀN THƯỞNG SÁNG KIẾN:
Các doanh nghiệp, kế toán cần lưu ý: Căn cứ tiết 2.8 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC “2.8. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến” là chi phí không được trừ.
3/ TIỀN ĂN GIỮA CA:
Căn cứ khoản 4 Điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLDTBXH ngày 01 tháng 9 năm 2016 “Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.”
4/ CÁC KHOẢN HỖ TRỢ XĂNG XE, HỖ TRỢ ĐIỆN THOẠI, ĐI LẠI:
Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về Luật thuế TNDN, khoản chi phí xăng xe, điện thoại thì khoản các khoản chi này cần thỏa mãn các điều kiện của chi phí được trừ như: có chứng từ hợp lệ, thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Nếu khoản chi thường xuyên, DN cần xây dựng quy chế cụ thể về điều kiện, đối tượng và mức chi cụ thể.
5/ HỖ TRỢ TIỀN NHÀ Ở:
Căn cứ Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân: Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có): KHÔNG BAO GỒM:…khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh
=> Như vậy, số tiền chi hỗ trợ nhà ở trên không được vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh của người lao động, được người lao động và chủ doanh nghiệp thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng lao động.
6/ HỖ TRỢ TIỀN GIỮ TRẺ, NUÔI CON NHỎ;
7/ HỖ TRỢ KHI NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ THÂN NHÂN BỊ CHẾT,
8/ HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ NGƯỜI THÂN KẾT HÔN,
9/ HỖ TRỢ SINH NHẬT CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG,
Các khoản Hỗ trợ từ mục 7 đến mục 10 cần được quy định cụ thể trong Quy chế tài chính của Doanh nghiệp
10/ TRỢ CẤP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG GẶP HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN KHI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Để các khoản hỗ trợ, trợ cấp được từ mục 6 đến mục 10 là chi phí được trừ mà không tính bảo hiểm, các chủ Doanh nghiệp và Kế toán cần lưu ý: ngoài việc các khoản trên cần được cụ thể hóa trong Hợp đồng lao động, chúng ta còn cần chú ý thêm về việc xây dựng Quy chế tài chính quy định về điều kiện chi, mức chi và đối tượng chi cụ thể . Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC về việc cho phép tính một số chi phí phúc lợi là chi phí được trừ, tổng các khoản chi phúc lợi này không được vượt quá 01 tháng lương thực tế bình quân năm tính thuế của Doanh nghiệp.
11/ CÁC KHOẢN HỖ TRỢ, TRỢ CẤP KHÁC GHI THÀNH MỤC RIÊNG TRONG HĐLĐ THEO ĐIỀU 4 NGHỊ ĐỊNH SỐ 05/2015/NĐ-CP.
Căn cứ Tiết 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ” …11. Các nội dung khác liên quan đến thực hiện nội dung mà hai bên thỏa thuận.” trong nội dung Hợp đồng lao động.
KẾT LUẬN CHUNG
Như vậy, với bài viết này, chúng ta đã cùng chia sẻ về giải pháp tối ưu hóa chi phí bảo hiểm trong mối quan hệ tối ưu hóa chi phí thuế TNDN, hay làm sao để vừa giảm thiểu chi phí bảo hiểm, chi phí thuế TNDN mà DN vẫn tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật.
Bài viết sau, chúng ta cùng chia sẻ sâu hơn nữa với việc tối ưu hóa chi phí thuế Thu nhập cá nhân.
Làm sao vừa tối thiểu hóa các chi phí pháp lý vừa đảm bảo DN tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật – cơ sở cho DN phát triển bền vững – luôn là một trong các mối quan tâm hàng đầu của chúng ta hiện nay. Đây cũng là chủ đề Hội thảo “ Gỡ rỗi bảo hiểm năm 2018” mà EDUBELIFE sắp tổ chức, dành cho người thực sự quan tâm đến sự phát triển bền vững của DN!
Chân thành cảm ơn bạn đã đọc và chia sẻ bài viết của EDUBELIFE.