Bản tin tài chính tháng 01/2018

Bản tin tài chính tháng 01/2018

BẢN TIN VĂN BẢN  TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, THUẾ THÁNG 1/2018

Nghị định 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua

Nhà đầu tư nước ngoài nợ thuế không được cấp phép kinh doanh

Đây là thông tin từ Nghị định số 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/01/2018 quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài…

Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước đã tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh nếu: Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên; Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh…

Đối với nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì ngoài điều kiện nêu trên còn phải đáp ứng thêm các tiêu chí: Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động; Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước; Mức độ đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Trường hợp hàng hóa kinh doanh thuộc nhóm hàng hóa Việt Nam chưa cam kết mở cửa thị trường như gạo, đường, vật phẩm đã ghi hình, sách, báo và tạp chí, sẽ xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi.

Nghị định này có hiệu lực từ 15/01/2018.

Quyết định 63/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025

Cơ cấu lại đầu tư công: Mở rộng cơ hội cho đầu tư tư nhân

Đề án Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 – 2020 và định hướng đến năm 2025 đã chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 12/01/2018.

Theo Đề án này, một trong các giải pháp cần thực hiện ngay trong giai đoạn 2017 – 2020 là thực hiện cơ cấu lại đầu tư công gắn chặt chẽ với cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công, quyết liệt thực hiện mục tiêu giảm tỷ trọng đầu tư Nhà nước, tăng tỷ trọng đầu tư của các thành phần kinh tế khác.

Trong đó, mở rộng cơ hội cho đầu tư tư nhân với mức tối đa, nhất là tư nhân trong nước. Khuyến khích và tạo thuận lợi cho đầu tư tư nhân tham gia phát triển hạ tầng, phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế, có tiềm năng phát triển. Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa đối với các dịch vụ công.

Đề án Cơ cấu lại đầu tư công cũng nhấn mạnh tới nguyên tắc ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước như là “vốn mồi” để khai thác tối đa các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Tạo đột phá thu hút vốn tư nhân theo hình thức đối tác công tư (PPP) để tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng, đặc biệt là các dự án có sức lan tỏa rộng…

Cũng với mục đích mở rộng cơ hội cho đầu tư tư nhân, Đề án quy định không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Nghị định 146/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ

Quy định mới về khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
Nghị định số 146/2017/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định liên quan về thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã được Chính phủ ban hành ngày 15/12/2017.
Theo Nghị định này, phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người (trước đây là 01 triệu đồng/tháng/người) để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp cho các quỹ cho tính chất an sinh xã hội, quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Nghị định cũng quy định cụ thể về việc hoàn thuế GTGT trong trường hợp cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Theo đó, cơ sở kinh doanh có hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý.
Cơ sở kinh doanh sẽ không được hoàn thuế trong trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan; Hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/02/2018.

Nghị định 146/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ

Quy định mới về khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
Nghị định số 146/2017/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định liên quan về thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã được Chính phủ ban hành ngày 15/12/2017.
Theo Nghị định này, phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người (trước đây là 01 triệu đồng/tháng/người) để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp cho các quỹ cho tính chất an sinh xã hội, quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Nghị định cũng quy định cụ thể về việc hoàn thuế GTGT trong trường hợp cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Theo đó, cơ sở kinh doanh có hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý.
Cơ sở kinh doanh sẽ không được hoàn thuế trong trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan; Hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/02/2018.

 

Các bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.