Chi phí quà tặng tiệc 20/10

Chi phí quà tặng tiệc 20/10

Quà tặng 20/10

Sắp tới ngày 20/10 – Ngày phụ nữ Việt Nam, không ít các doanh nghiệp muốn thể hiện tấm lòng tri ân với phụ nữ. Chủ một DN A quyết định chi

+ Tổ chức một buổi tiệc tại một Nhà hàng sang trọng, trị giá 100.000.000 đồng (Thành phần cả DN)

+ Tặng mỗi chị em một món quà trị giá 1.000.000 đồng, tổng số Phụ nữ công ty: 50 người

Chủ DN đang băn khoăn này khoản chi này có được trừ không? Thuế GTGT đầu vào có được trừ không?

Phòng tổ chức có ý kiến về việc khoản quà tặng này có tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của chị em không? Phòng TCKT còn có thêm ý kiến về việc khoản này hạch toán thế nào? Có cần lập hóa đơn khi xuất quà tặng không?

Với mong muốn mọi người chúng ta cùng  học hỏi lẫm nhau và có cơ hội tốt để chia sẻ chuyên môn, tôi xin đặt ra tình huống này  và mời các bạn suy ngẫm, trả lời nhé!.

Bạn nào có câu trả lời hay, EDUBELIFE xin có quà tặng . Tôi sẽ chính thức câu trả lời khi nhận được các ý kiến phản hồi từ các bạn!

Chúc chị em phụ nữ có ngày 20/10 đầy ý nghĩa và trọn vẹn!

Trả lời:

Giả định

  1. Chi tổ chức sự kiện 20/10, tổng số 100 trđ (đã bao gồm thuế GTGT 10%)
  2. Chi phí mua quà tặng 50 trđ cho phụ nữ DN (đã bao gồm thuế GTGT 10%)

A/ Toàn bộ chi chi pnày có được trừ không? Thuế GTGT đầu vào có được trừ không?

A1: Toàn bộ chi chi này có được trừ không?

Căn cứ Khoản 1 Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC  quy định về 3 điều kiện của Chi phí được trừ.

– Căn cứ khoản 2.30 Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC  sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC,  “2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

…- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động:… những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

  • Vậy, căn cứ vào quy định trên, để khoản chi phí trên là Chi phí được trừ, DN cần có bằng chứng tin cậy thế hiện:

+ Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động & Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

+ Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

+ Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

=> Chứng từ cụ thế:

+ Quy chế tài chính của Doanh nghiệp, trong đó có quy định cụ thể về các Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động

+ Tờ trình Tổ chức công đoàn hoặc Bộ phận hành chính nhân sự trình Giám đốc, Phòng Tài chính kế toán phê duyệt kế hoạch  Tổ chức sự kiện 20/10 cho phụ nữ DN.

+ Sổ sách, chứng từ kế toán chứng minh, khoản chị trên thuộc Tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

+ Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.: Như Giấy đề nghị thanh toán, Hợp đồng tổ chức sự kiện 20/10; Hợp đồng mua quà tặng, Biên bản giao nhận quà tặng, Hóa đơn GTGT của 2 chi phí này

+ Do Khoản chi này có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như Ủy nhiệm chi, sổ phụ ngân hàng

B/ Thuế GTGT đầu vào có được trừ không?

Căn cư Công văn số 4005/TCT-CS ngày 29 tháng 09 năm 2015 hướng dẫn chi tiết về Thuế GTGT đầu vào đơi với khoản chi phúc lợi: “…trường hợp doanh nghiệp có khoản chi phúc lợi mà người lao động được thụ hưởng trực tiếp thì khoản chi đó được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ và tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế theo quy định, đồng thời doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đối với những khoản chi phúc lợi tương ứng vi khoản tin được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nêu trên nếu đáp ứng được các điều kiện về khấu trừ theo quy định

  • Vậy toàn bộ só thuế GTGT đầu vào của 2 khoản chi trên được khấu trừ (có công văn chi tiết kèm theo)

C/ Hạch toán chi phí , thuế đầu vào:

Nợ TK 6427, Nợ TK 133/ Có TK 112 = 100 trđ – Chi phí tổ chức tiệc 20/10

Nợ TK TK 153 Nợ TK 133/ Có TK 112 = 50 trđ – Chi phí mua quá tặng

D/ Khi xuất tặng quà cho chi em phụ nữ, DN phải lập hóa đơn GTGT

1/ Căn cứ Khoản 3, Điều 7 TT 219/2013/TT-BTC: “Giá tính thuế GTGT của trường hợp hàng biếu tặng, trao đổi, trả thay lương.. là Giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ”
2/ Căn cứ khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT_BTC Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

3/ Căn cứ Căn cứ khoản 9 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT_BTC sửa đổi PL 04 Thông tư 39/2014/TT-BTC “Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.”

=> Vậy trường hợp háng biếu tặng phụ nữ nhân ngày 20/10, Doanh nghiệp cần lập hóa đơn như bán hàng dịch vụ bình thường, giá tính thuế GTGT là “ giá hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ”, thuế suất là thuế suất GTGT hiện hành theo quy định pháp luật về mặt hàng này. Trên hóa đơn ghi rõ là Hàng biếu tặng, không thu tiền

E/ Hạch toán trao tặng quà  – ghi nhận chi phí, doanh thu tiêu thụ nội bộ

Căn cứ Thông tư 200/2014/TT-BTC; Chuẩn mực kế toán doanh thu, chi phí tiêu dùng nội bộ & văn bản hướng dẫn về thuế GTGT và hóa đơn GTGT (mục D)

Hạch toán doanh thu tiêu thụ nội bộ (hàng biếu tặng)

Nợ TK 6423 = Tổng giá đã bao gồm thuế GTGT

Có TK 5118: Giá chưa có thuế GTGT – Doanh thu tiêu thụ nội bộ

Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp

Hạch toán chi phí tiêu dùng nội bộ -Giá vốn của quà tặng là chi phí được trừ

Nợ TK 6423 – Giá vốn hàng biếu tặng

Có TK 153 Giá vốn hàng biếu tặng

F/ Quà tặng có tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của chị em phụ nữ không?

Căn cứ tiết g.10 điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT –BTC thuộc Khoảng quy định  các khoản “ Không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN…”

Căn cứ Khoản 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC 5. Bổ sung tiết g.10 điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT –BTC bổ sung thêm khoản sau Không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

“g.10) Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp”

  • Căn cứ vào quy định trên và các bằng chứng kế toán thể hiện khoản quà tặng đáp ứng các điều kiện như phân tích tại mục A trên, phần quà Doanh nghiệp tặng phụ nữ KHÔNG tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của chị em.

Qua bài chia sẻ này, tôi xin chúc chị em phụ nữ – NỬA THẾ GIỚI LUÔN XINH ĐẸP, THÀNH CÔNG VÀ HẠNH PHÚC!

CÁM ƠN CÁC DOANH NGHIỆP ĐÃ QUAN TÂM TẶNG QUÀ VÀ MỞ TIỆC TRI ẨN VỚI CHỊ EM NHÂN NGÀY 20/10 này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.