Đào tạo kế toán cho doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam – Thực trạng nhiều trăn trở
Thực trạng về chất lượng đào tạo kế toán cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam hiện nay:
- Chất lượng đào tạo kế toán là gì?
Theo Juman (1988): Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu; Một quan điểm khác về chất lượng giáo dục nổi tiếng mà nhiều người biết đến, đó là “ Chất lượng là sự phù hợp cho mục đích” (Theo Ball (1985), Craưford (1991), HMI (1989), Reynolds (1986)
- Chất lượng đào tạo kế toán hiện nay đã thực sự đáp ứng được nhu cầu xã hội?
Số lượng kế toán ra trường hàng năm vượt xa nhu cầu xã hội
Có một thực tế đã tồn tại khá lâu trong lĩnh vực đào tạo kế toán tại Việt nam là các trường đại học, các học viên “đâu đâu” cũng có khoa kế toán. Không khó khăn để chúng ta bắt gặp một trường kỹ thuật nào đó cũng có khoa kế toán. Việc đào tạo kế toán trở thành trào lưu thật đáng báo động! Việc này dẫn đến tình trạng số lượng sinh kế toán ra trường hàng năm quá nhiều mà chất lượng lại chưa đáp ứng được nhu cầu. Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, trong tháng 3,4/2016 tổng nguồn cung nhân lực kế toán – kiểm toán tại TP HCM giao động từ 18,05% đến 19,66% , trong khi nhu cầu tuyển dụng chỉ chiếm 3,52 đến 5,64%. Sự dư thừa nguồn cung quá lớn so với nhu cầu hiện nay là bằng chứng về sự đào tạo chưa có quy hoạch, và có thể là một trong nguyên nhân quan trọng dẫn đến chất lượng đào tạo kế toán chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Điều này cũng phản ánh sự cạnh tranh trong lĩnh vực này đang ngày càng khốc liệt và tỷ lệ thất nghiệp đang có xu hướng gia tăng!
Chất lương đào tạo kế toán đến bao giờ mới đáp ứng được nhu cầu xã hội?
Theo Báo điện tử Hội kiểm toán viên hành nghề việt Nam, những cuộc khảo sát gần đây cho thấy rằng: có tới 2/3 sinh viên chưa thể đáp ứng ngay các nhu cầu của nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng hiện nay vẫn đang rất khao khát kiếm tìm được những ứng viên đáp ứng tiêu chí “3 tốt”: kiến thức chuyên môn tốt, kỹ năng nghề nghiệp tốt và có đạo đức nghề nghiệp tốt (tính kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm công việc…).
Về kiến thức chuyên môn, thực trạng kế toán ra trường hiện nay chưa có hiểu biết về thực tiến hoạt động tại các doanh nghiệp, kiến thức về pháp luật chuyên ngành như các đạo luật thuế, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam và quốc tế còn yếu. Đặc biệt, khoảng 60% sinh viên, theo thông kê 20 khóa học tại Trung tâm kế toán Hồng Trang, chưa nắm chắc các kiến thức cơ bản về kế toán như nắm bắt và vận dụng các Nguyên lý kế toán, kiến thức Kế toán tài chính cơ bản tại các loại doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ hiện nay…
Về kỹ năng nghề nghiệp, các em yếu Kỹ năng cứng và gần như chưa có kỹ năng mềm:
Kỹ năng cứng là các kỹ năng đáng lẽ các em đã được trang bị tốt từ trường đại học. Đây là các kỹ năng tối thiểu, cần phải có của một kế toán viên như: Kỹ năng kiểm tra hồ sơ chứng từ kế toán, hạch toán phù hợp với chuẩn mực kế toán và các quy định pháp lý có liên quan, kỹ năng cập nhật chứng từ vào phần mềm kế toán, đối chiếu kiểm tra phối hợp với các phần hành kế toán khác, kỹ năng lưu trữ chứng từ khoa học, thiết lập hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán và…“tự” lập báo cáo tài chính và các tờ khai thuế cho DN.
Kỹ năng mềm: là những kỹ năng hình thành qua trải nghiệm, không có trong giáo trình phổ cập nhưng lại rất thiết thực với đời sống kinh doanh của các doanh nghiệp. Đó có thể là kỹ năng mềm của Kế toán ngân hàng khi đảm nhiệm vai trò là một cán bộ tài chính doanh nghiệp, có trách nhiệm giúp việc cho lãnh đạo huy động vốn từ ngân hàng. Kỹ năng xử lý các tình huống đặc biệt phát sinh tại DN- các tình huống có sự mẫu thuẫn giữa yêu cầu quản lý doanh nghiệp với yên cầu pháp lý của tình huống phát sinh – chẳng hạn: trường hợp phát sinh các khoản chi phí không có chứng từ, kỹ năng bảo toàn vốn khi khách hàng có dấu hiệu khó khăn tài chính hoặc phá sản….
Đối với kế toán tại doanh nước ngoài, một kỹ năng mềm rất quan trọng nữa mà tới trên 85% các em sinh viên ra trường còn rất yếu, đó là khả năng ngoại ngữ và hiểu biết về kế toán quốc tế. Để làm việc tại các Doanh nghiệp nước ngoài, các em cần có vốn kiến thức kế toán quốc tế tốt, tiếng anh chuyên ngành kế toán, tài chính thành thạo, khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng anh thông dụng trôi chảy…
Kỹ năng sống như khả năng làm việc nhóm, kỹ năng tự tin làm chủ công việc và diễn thuyết trước đám đông, kỹ năng thiết lập thời gian biểu hợp lý, kỹ năng xử lý mẫu thuẫn tại công sở…cũng là những phần kỹ năng mềm còn thiếu vắng đối với thế hệ kế toán mới ra trường hiện nay của chúng ta.
Về đạo đức nghề nghiệp (tính kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm công việc…) Theo thống kê trong nhiều khóa học tại Trung tâm kế toán Hồng Trang, trên 90% học viên có đạo đức nghề nghiệp tốt. Các em có những khát vọng nghề nghiệp rất trong sáng, mong muốn được công hiến và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, tính kỷ luật tốt…Tuy nhiên, một điều rất đang lo ngại đối với những tâm hồn trong trẻo này phần lớn các em chưa có một định hướng đúng đắn, quan điểm nghề nghiệm hiện đại, phù hợp với nhu cầu xã hội. Điều này có thể dẫn các em tới những sai lầm trong nghề nghiệp, thâm chí bế tắc trong định hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai…
- Đào tạo kế toán tại doanh nghiệp nước ngoài và Việt nam – Những điềm sáng thời hội nhập
Trong thực trạng khiến chúng ta không khỏi trăn trở này, vẫn có những điểm rất sáng hi vọng cho đào tạo kế toán tại doanh nghiệp nước ngoài và Việt nam. Đó chính là những lợi thế của nguồn nhân lực kế toán của Việt Nam so với khu vực
Với tốc độ tăng trường GDP bình quân 5 -6%/năm như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam mỗi năm vẫn còn rất lớn. Vậy, với thị trường nội địa, nhu cầu tuyển dụng kế toán hàng năm sẽ gia tăng
Đặc biệt, Việt Nam đã chính thức gia nhập TPP và AEC. Điều đó có nghĩa là thị trường cầu về nhân sự kế toán đã mở rộng tới toàn khu vực. Với cộng đồng khoảng 600 triệu dân này, các kế toán của chúng ta có thể tự do dịch chuyển để tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập. Tham gia vào thị trường này, chúng ta có những lợi thế như: Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, lao động có tình kỷ luật cao, thông minh, cần cù và chịu được áp lực công việc cao … Nếu đáp ứng được nhu cầu của thị trường rộng lớn này, kế toán Việt nam sẽ được thỏa mãn nhu cầu việc làm và nhu thập sẽ được cải thiện đáng kể. Theo Viện chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính), hiện nay Việt Nam có khoảng 5.000 kế toán, kiểm toán viên có chứng chỉ của các Hiệp hội quốc tế. Số ít trong đó làm cho hãng nước ngoài có lương tháng từ vài chục tới trăm triệu đồng. Phần còn lại lương chỉ hơn 10 triệu đồng, chỉ bằng 1/5 – 1/10 so với đồng nghiệp trong khu vực ASEAN. Nếu so sánh vói kế toán tại DN Việt nam, mức thu nhập khoảng 4 -6 triệu đông/tháng, tức chỉ bằng 1/01 – 1/20 mức thu nhập bình quân kế toán trong khu vực.
Thu nhập của kế toán Việt nam có thể tăng lên gấp 10 lần, thâm chí 20 lần nếu đáp ứng đủ điều kiện của DN trong khối. Vậy tai sao, chúng ta không nỗ lực để dành lấy những cơ hội tuyệt vời này.
Có những lý do nào khiến chất lượng đào tạo kế toán hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu?
Có giải pháp nào giúp kế toán của chúng ta sánh vai cùng kế toán trong khu vực?
Mời các bạn tiếp tục đón xem vào các số sau của Kế toán Hồng Trang để được giải đáp những câu hỏi này. Trân trọng cám ơn bạn đã quan tâm, theo dõi.
Edubelife Kế toán Hồng Trang
(ketoanhongtrang.vn)