Thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Trong quá trình kinh doanh, không ít các doanh nghiệp phải thay đổi địa điểm để thuận lợi cho quá trình làm việc. Hãy cùng kế toán Hồng Trang nghiên cứu các thủ tục, các mẫu văn bản đăng ký chuyển địa điểm kinh doanh nhé.

  1. Làm việc với sở kế hoạch đầu tư:

1.1. Hồ sơ: 1 bộ bao gồm các văn bản sau:

–  Thông báo thay đổi nội dung hoạt động địa điểm kinh doanh (do người đại diện theo pháp luật của công ty ký)

– Biên bản họp về việc thay đổi địa điểm đăng ký kinh doanh

– Quyết định về việc thay đổi địa điểm đăng ký kinh doanh

– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

– Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ

1.2. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh

       + Thời gian: từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút (các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần).

       + Nộp hồ sơ tại quầy số 2, đóng lệ phí, lấy số thứ tự và chờ gọi theo số thứ tự.

       + Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

 Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ (từ 13giờ đến 17giờ các buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần).

1.3. Địa điểm, lệ phí, thời hạn giải quyết hồ sơ:

– Địa điểm: trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh

– Lê phí: 100.000 đ/ lần cấp

– Thời hạn: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

University-blog-003

  1. Làm việc với cơ quan thuế  

( lưu ý các bạn cần phải làm việc trước với cơ quan thuế sau đó mới làm việc với sở kế hoạch, tránh trường hợp sở kế hoạch chuyển bạn về quận mới trong khi quận cũ chưa chốt được hóa đơn)

2.1. Tại chi cục thuế cũ

2.1.1. Hồ sơ: 2 bộ bao gồm:

– Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu 08-MST, trong đó ghi rõ thông tin thay đổi về địa điểm kinh doanh.

– Biên bản họp về viêc thay đổi địa điểm  đăng ký kinh doanh

– Thông báo về việc thay đổi địa điểm đăng ký kinh doanh

– Quyết định về việc thay đổi địa điểm đăng ký kinh doanh

– Photo báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đến thời điểm chuyển quận

2.1.2. Trình tự làm việc:

– B1: Nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa, họ sẽ kiểm tra qua bộ hồ sơ, nếu đủ họ sẽ nhận 1 bản và trả lại bạn 1 bản đã được đóng dấu của cơ quan thuế

– B2: Theo hướng dẫn của bộ phận 1 cửa bạn đi đối chiếu, khớp các tờ khai, số thuế phải nộp, thanh toán hết số thuế còn nợ lại. Căn cứ vào đó họ sẽ cấp cho bạn mẫu 09-MST

– B3. Lên nhận bộ hồ sơ chuyển quận

2.2. Tại chi cục thuế mới:

– Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày được cấp đổi Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư… theo địa chỉ mới, người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi chuyển đến.
Hồ sơ đăng ký thuế gồm:
+ Tờ khai đăng ký thuế (ghi mã số thuế đã được cấp trước đó);
+ Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư… do cơ quan có thẩm quyền nơi chuyển đến cấp.
– Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ, chính xác, cơ quan thuế phải cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế và giữ nguyên mã số thuế mà người nộp thuế đã được cấp trước đó.

  1. Mẫu văn bản

Mẫu biên bản họp đại hội đồng cổ đông thay đổi địa điểm kinh doanh:  

Mẫu thay đổi địa điểm kinh doanh: 

Mẫu chuyển địa điểm: 

Mẫu quyết định của đại hội đồng cổ đông:  

Mẫu thông báo thay đổi quận: 

Mẫu tờ khai thông tin người nộp hồ sơ:

Edubelife Kế toán Hồng Trang

(ketoanhongtrang.vn)

Các bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.