Tăng mạnh chi phí nhân công doanh nghiệp FDI do bảo hiểm từ 01/01/2018
TĂNG MẠNH CHI PHÍ NHÂN CÔNG DN FDI DO BẢO HIỂM TỪ 01/01/2018
Kế từ 01/01/2018, chế độ bảo hiểm đối với lao động nước ngoài đang làm việc tại các DN FDI có thay đổi lớn. Với mong muốn chia sẻ thông tin pháp luật mới, nang tính chất chuyên sâu, kèm theo những phân tích tư vấn của các chuyên gia uy tín, EDUBELIFE gửi tới các bạn Bài viết về sự so sánh chi phí nhân công trước và sau năm 2018 với đối với các khoản mục bảo hiểm cho người lao động làm việc tại DN FDI.
Hi vọng Bài viết này hữu ích với các bạn kế toán và các chủ doanh nghiệp FDI.
I. Tóm tắt chính sách bảo hiểm đối với các lao động nước ngoài trước 01/01/2018
Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam bao gồm ba chính sách bảo hiểm – bảo hiểm xã hội (“BHXH”), bảo hiểm thất nghiệp (“BHTN”) và bảo hiểm y tế (“BHYT”). Hiện tại, việc tham gia đóng góp quỹ BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc chỉ áp dụng cho người lao động là người Việt Nam.
Người lao động nước ngoài ký hợp đồng lao động theo qui định của pháp luật lao động Việt Nam (không bao gồm người nước ngoài có hợp đồng lao động ở nước ngoài và được cử sang Việt Nam làm việc) phải tham gia BHYT, trong trường hợp người nước ngoài được tuyển dụng cho một công ty/ tổ chức nước ngoài và không có hợp đồng lao động với một công ty/ tổ chức ở Việt Nam thì không phải là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc tại Việt Nam.
II. DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH MỚI VỀ BHXH: TĂNG MẠNH CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRONG DOANH NGHIỆP FDI từ 01/01/2018
- Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đối với lao động là người nước ngoài
Theo dự thảo Nghị định về BHXH bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, từ 01/01/2018 lao động nước ngoài ký hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên và có Giấy phép lao động hoặc Chứng chỉ hành nghề, Giấy phép hành nghề tại Việt Nam thuộc đối tượng đóng góp BHXH tại Việt Nam.
Tương tự như lao động Việt Nam, tỷ lệ đóng góp của người sử dụng lao động là 17,5% và của lao động nước ngoài là 8%. Mức lương đóng góp BHXH cho lao động nước ngoài không cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung quy định cho từng thời kỳ. Hiện tại, mức lương tối thiểu chung là 1.300.000 đồng/tháng.
BHXH tại Việt Nam bao gồm 5 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí và tử tuất. Lao động nước ngoài sẽ nhận được những phúc lợi tương tự như lao động Việt Nam khi đóng góp vào những quỹ này. Khi người lao động nước ngoài kết thúc hợp đồng lao động và rời khỏi Việt Nam, họ cũng sẽ nhận được BHXH một lần được tính tương tự như người Việt Nam.
2. Kinh phí công đoàn
Từ ngày 01/01/2018 , việc đóng góp vào quỹ BHXH cho lao động nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến nghĩa vụ đóng góp phí công đoàn của người sử dụng lao động. Mức đóng góp phí công đoàn là 2% trên quỹ lương bao gồm cả tiền lương của nhóm người nước ngoài này. Việc đóng góp này cũng làm tăng chi phí cho người sử dụng lao động.
Theo quy định hiện tại, mức đóng góp phí công đoàn dựa trên quỹ lương không bao gồm tiền lương của nhóm người nước ngoài này.
3. Kết luận
Theo các phân tích trên, kể từ 01/01/2018, người sử dụng lao động tại Việt Nam phải đóng góp BHXH bắt buộc và kinh phí công đoàn cho lao động nước ngoài có giao kết hợp đồng lao động tại Việt Nam. Việc đóng góp này làm tăng chi phí nhân công cho người sử dụng lao động. Chúng tôi tóm tắt tổng chi phí tăng thêm cho người sử dụng lao động và người lao động tại Việt Nam từ 01/01/2018 như sau:
Bảo hiểm xã hội | Bảo hiểm y tế | Kinh phí công đoàn | Tổng | Tổng mức đóng góp tối đa cũng là mức tăng CP nhân công tối đa trên đầu người (VND) | |||
Ốm đau
& thai sản |
Tai nạn lao động | Hưu trí
& tử tuất |
|||||
Người sử dụng lao động | 3% | 0,5% | 14% | 3% | 2% | 22,5% | Tối đa 5.850.000 |
Người lao động | – | – | 8% | 1,5% | – | 9,5% | Tối đa 2.470.000 |