Dạy con dùng tiền không phải là dạy con quá coi trọng đồng tiền

Dạy con dùng tiền không phải là dạy con quá coi trọng đồng tiền

Bài viết số 2: Dạy con dùng tiền không phải là dạy con quá coi trọng đồng tiền

Dạy con cách dùng tiền là đề tài trăn trở của bao nhiêu thế hệ người Việt Nam. Việc dạy con dùng tiền ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng lớn đến sự hình thành kỹ năng tài chính cá nhân của con, tác động không nhỏ đến sự giàu có và quan điểm để một cuộc sống hạnh phúc của con trong tương lai.

Sau khi con hiểu biết về tiền,  tiếp xúc với tiền (Dạy con cách dùng tiền), chắc chắn con sẽ cảm thấy thích thú vì có tiền có thể mua được rất nhiều thứ.

1/ Cha mẹ Do Thái cho rằng: “Nếu muốn dạy con quản  lý tiền thì đầu tiên cần cho con thấy tiền có vị trí quan trọng trong cuộc sống của chúng ta”.

Tiền cần thiết để  mua sắm các thứ thiết yếu cho cuộc sống từ thực phẩm, quần áo, đến thuốc men … từ đồ chơi của con đến sách vở, đồ dùng học tập, từ bàn ghế giường tủ trong gia đình đến đồ đạc lớn hơn như tivi, tủ lạnh, xe ô tô, xe máy, nhà ở… Mọi thứ đều cần có tiền và đều được trao đổi bằng tiền.

Người Do Thái dạy con học cách lập sổ, liệt kê các khoản thu chi hằng ngày trong gia đình để con hình thành kỹ năng tính toán, phân tích về các nhu cầu chi tiêu, từ đó điều chỉnh các thói quen tiêu dùng không tốt.

Các thói quen chưa tốt của con như: ăn nhiều bimbim, thích đồ ăn fastfood, đọc truyện tranh có lượng thông tin & giá trị giáo dục thấp, mua nhiều đồ chơi bạo lực, thích chơi game online nhiều giờ trong ngày … Hình thành dần cho con việc mua sắm có chọn lọc, đáp ứng nhu cầu phát triển thiết thực về thể chất và tinh thần cho con, nuôi dưỡng nhân cách và trí tuệ cho con

Thông qua “trò chơi ghi chép thu chi gia đình này, con cũng bắt đầu biết hiểu những nỗi lo thu chi đang đè lên vai cha mẹ hằng ngày, từ đó con học cách biết cảm thông, chia sẻ.  Không ít các bé rất thông minh, đã phát hiện nhanh chóng các thói quen tiêu dùng không tốt của người lớn như: con thấy mẹ  thực phẩm ở chỗ đó rất đắt, mua ở đây rẻ và an toàn hơn, mẹ hay quên tắt đèn khi ra khỏi phòng, ba hay quên tắt tivi sau khi xem bóng đá, ba mẹ không nên ra nhà hàng ăn quà mà nên ăn ở nhà sẽ rẻ và an toàn hơn…Như vậy, không những dạy con về cách dùng tiền, mà chính chúng ta, cũng sẽ tự học được những bài học rất bổ ích để quản lý tài chính gia đình. Các bậc cha mẹ hãy nhớ rằng, chính chúng ta, là tấm gương quản lý tài chính cho đứa con của mình!

“Dạy con dùng tiền thông qua các trò chơi” đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của Người Do Thái. Ngoài trò chơi lập sổ chi tiêu gia đình, họ còn có nhiều trò chơi khác như “trò chơi hãy đoán đúng giá, con sẽ có quà”….Thông qua các trò chơi này, con bắt đầu làm quen với khái niệm giá cả các hàng hóa và sức mua của đồng tiền.

2/ Nhưng có lẽ, điều làm cho các bậc cha mẹ chúng ta trăn trở nhất, không phải là làm làm sao để con hiểu được giá trị của đồng tiền, mà quan trọng hơn cả: Con hiểu đồng tiền có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống nhưng không nên quá coi trọng nó!

Làm sao để chúng ta chuyển được thông điệp đó đến đứa trẻ – Vấn đề mà ngay cả những người trưởng thành vẫn mắc sai lầm! Không ít người lớn chúng ta, mải kiếm tiền mà quên đi nghĩa vụ với người thân trong gia đình như với cha mẹ già, những đứa con nhỏ đang cần thời gian chăm sóc… Tệ hơn, có những kẻ sẵn sàng, làm nhiều chuyện hại người khác, để kiếm tiền bất chính cho bản thân như buôn lậu, bán ma túy….

Có một phương pháp rất hiệu quả, nhưng vô cùng đơn giản và gần gũi với trẻ con, đó là hãy giúp cho con hiểu: “Tiền không chỉ được dùng để mua sắm các thứ cần thiết, mà còn dùng để giúp đỡ và hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn.  Đó chính là sức mạnh “chân chính” của đồng tiền.

Chúng ta cần đặt câu hỏi và đề nghị con trả lời về việc: ông ngoại bị đau răng phải vào viện, cần bao nhiêu tiền để đi khám,  các bạn miền núi cần bao nhiêu tiền để mua một bộ quần áo ấm vào mùa đông? Bố bạn hàng xóm bị ung thư, nhà rất nghèo, cần bao nhiêu tiền để chữa trị bệnh, cô bé nhà nghèo trong chương trình “Trái tim Việt” cần bao nhiêu tiền để phẫu thuật tim, để có thể có trái tim . khỏe mạnh như con …. Hãy đánh thức bản năng biết chia sẻ, yêu thương con người trong trẻ nhỏ. Đó chính là cách dạy con dùng tiền hiệu quả nhất! Chúng ta không chỉ dạy con cách dùng tiền để mua sắm một cách có kế hoạch những thứ cần thiết cho cuộc sống, mà còn cần phải biết dùng tiền để giúp đỡ người khác lúc khó khăn, việc này cũng cần lên kế hoạch như việc chi tiêu vậy. Như vậy, sức mạnh của đồng tiền không phải ở chỗ nó có thể mua mọi thứ, mà cách dùng tiền ý nghĩa nhất là dùng tiền để giúp đỡ mọi người.

3/Như vậy, Dạy con dùng tiền không phải là dạy con quá coi trọng đồng tiền:

Sức mạnh “chân chính” của đồng tiền nằm ở chỗ nó không chỉ là phương tiện để chúng ta có một cuộc sống đầy đủ, tiện nghi mà tuyệt vời hơn, nó còn là phương tiện để chúng ta trao gửi yêu thương, sẻ chia những khó khăn với gia đình và cộng đồng, xã hội. Đây cũng chính là thông điệp quan trọng mà chương trình “Dạy con cách dùng tiền”  – Chương trình liên kết giáo dục giữa EDUBELIFE & Khoa tài chính Đại học kinh tế – Đại học quốc gia –  mong muốn gửi tới  các bậc cha mẹ.

(edubelife.vn)

Các bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.