Tư vấn “Lập hoá đơn đối với trường hợp Doanh nghiệp phát sinh  thu nhập từ chuyển nhượng vốn”

Tư vấn “Lập hoá đơn đối với trường hợp Doanh nghiệp phát sinh thu nhập từ chuyển nhượng vốn”

Để lập hoá đơn phản ánh thu nhập từ chuyển nhượng vốn của một Doanh nghiệp A sang Doanh nghiệp B, chúng ta cần làm rõ:

1/ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn có chịu thuế GTGT không?

2/ Phương pháp lập hoá đơn GTGT đối với DN khi có thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

EDUBELIFE xin có một số ý kiến tư vấn dựa vào các căn cứ pháp lý sau:

I/ Căn cứ pháp lý

  1. Căn cứ khoản d Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC

Điều 4 Đối tượng không chịu thuế GTGT

  1. d) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế khác (không phân biệt có thành lập hay không thành lập pháp nhân mới), chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp mua kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán theo quy định của pháp luật.
    Ví dụ 6: Tháng 4/2014, Công ty TNHH A góp vốn bằng máy móc, thiết bị để thành lập Công ty cổ phần B, giá trị vốn góp của Công ty TNHH A được Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn định giá là 2,5 tỷ đồng, bằng 25% số vốn của Công ty cổ phần B. Tháng 11/2014, Công ty TNHH A bán phần vốn góp tại Công ty cổ phần B cho Quỹ Đầu tư ABB với giá 4 tỷ đồng thì số tiền 4 tỷ đồng Công ty TNHH A thu được là doanh thu chuyển nhượng vốn thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
  2. Căn cứ Khoản 6 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định nội dung của hóa đon:

“Điều 10. Nội dung hóa đơn

  1. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

  1. b) Thuế suất thuế giá trị gia tăng: Thuế suất thuế giá trị gia tăng thể hiện trên hóa đơn là thuế suất thuế giá trị gia tăng tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

– Căn cứ Phụ lục V bàn hành kèm theo Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 07/10/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành quy định về thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế:

PHỤ LỤC V. DANH MỤC THUẾ SUẤT

STT Giá trị Mô tả
1 0% Thuế suất 0%
2 5% Thuế suất 5%
3 10% Thuế suất 10%
4 KCT Không chịu thuế GTGT
5 KKKNT Không kê khai, tính nộp thuế GTGT
6 KHAC:AB.CD% Trường hợp khác, với “:AB.CD” là bắt buộc trong trường hợp xác định được giá trị thuế suất. A, B, C, D là các số nguyên từ 0 đến 9. Ví dụ: KHAC:AB.CD%

II/ Kết luận

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Doanh nghiệp A nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, khi bán hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định pháp luật thì Doanh nghiệp A phải lập hóa đơn, nội dung của hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, trên hóa đơn GTGT tại chỉ tiêu “thuế suất”, Doanh nghiệp A thể hiện là KCT (Không chịu thuế GTGT) theo hướng dẫn tạị Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 07/10/2021 của Tổng cục Thuế.

Các bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.