Hợp đồng khoán việc – Có phải đóng bảo hiểm?

Hợp đồng khoán việc – Có phải đóng bảo hiểm?

HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN VIỆC  – DN CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM & MẪU SỬ DỤNG

DN CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM CHO CÁ NHÂN NHẬN GIAO KHOÁN VIỆC là một trong các chủ đề mà các DN rất quan tâm trong thời gian gần đây. Để làm rõ vấn đề này, Edubelife xin chia sẻ một quan điểm để làm rõ vấn đề trên, cụ thể như sau:

BẢN CHẤT HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC

Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của các bên, theo đó, bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định, sau khi hoàn thành phải bàn giao lại cho bên giao khoán kết quả công việc, bên giao khoán nhận kết quả công việc và trả cho bên nhận khoán thù lao đã thỏa thuận.

CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC

– Hợp đồng khoán việc toàn bộ là hợp đồng, trong đó, bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc. Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

– Hợp đồng khoán việc từng phần là hợp đồng mà trong đó, người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.

Hợp đồng khoán việc được giao kết đối với những công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định. Đối với những công việc mang tính chất ổn định, lâu dài thì sẽ không được ký dưới hình thức khoán việc mà sẽ ký dưới hình thức hợp đồng lao động.

CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI VỚI HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, do đó, trong trường hợp giao kết hợp đồng khoán việc (hợp đồng dịch vụ – không phải hợp đồng lao động) thì các bên không phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân giao kết hợp đồng khoán có trách nhiệm phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công từ việc thực hiện hợp đồng giao khoán đó.

Doanh nghiệp giao khoán có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế thu nhập cá nhân của người nhận khoán khi chi trả từng lần từ 2 triệu đồng trở lên, với thuế suất 10% và phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho các cá nhân này (Khoản i Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC)

EDUBELIFE xin gửi tặng các bạn Mẫu Hợp đồng khoán việc để thuận tiện trong quá trình vận dụng.

CHÚ Ý THÊM

+ Cần yêu cầu người nhận khoán có Mã số thuế cá nhân để phục vụ việc quyết toán thuế TNCN cho họ vào cuối năm theo quy định tại Thông tư 156/2013/TT-BTC

+ Nên thực hiện thanh toán thù lao có người nhận giao khoán bằng chuyển khoản nếu đó là một dịch vụ, có giá trị trên 20 triệu đồng để đảm bảo thỏa điều kiện “CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ” theo quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, bạn nhé!

+ Trường hợp, bản chất công việc giao khoán mang tính chất hợp đồng lao động,  có chứa các nội dung cơ bản của hợp đồng theo quy định tại Điều 23 Bộ luật Lao động năm 2012 thì dù tên của hợp đồng là hợp đồng khoán việc nhưng vẫn sẽ bị coi là hợp đồng lao động.

Chúc các DN đứng vững trong mùa dịch, chúc các bạn kế toán luôn được lãnh đạo DN trọng dụng và có thu nhập cao.

 

 

 

 

 

Các bài viết khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.