Hướng dẫn bảo hiểm, thuế TNCN đối với cá nhân ký hợp đồng lao động nhiều nơi
Trong thực tế doanh nghiệp chúng ta gặp không ít các tình huống như sau
Một cá nhân này đang ký Hợp đồng lao động dài hạn và đóng bảo hiểm bên công ty khác, nay Doanh nghiệp chúng ta có thể
1/ ký hợp đồng lao động với cá nhân này nữa không?
2/ Đối với trường hợp ký hợp đồng lao động với cá nhân, Doanh nghiệp chúng ta có phải nộp bảo hiểm nữa không?
3/ Thuế Thu nhập cá nhân đối với thu nhập người lao động này tại Doanh nghiệp được xác định như thế nào?
Hãy cùng EDUBELIFE trao đổi và tìm hướng giải quyết về tình huống trên như sau các bạn nhé
TRẢ LỜI
- DN CÓ ĐƯỢC KÝ HỢP ĐÔNG LAO ĐỘNG VỚI CÁ NHÂN ĐÃ KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG NƠI KHÁC?
Căn cứ Điều 19 Luật lao động năm 2019, cụ thể
“Điều 19. Giao kết nhiều hợp đồng lao động
- Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
- Người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
=> Vậy theo quy định trên, DN của bạn được phép ký hợp đông lao động chính thức với cá nhân này
- CÁ NHÂN ĐÃ ĐÓNG BẢO HIỂM NƠI KHÁC THÌ NƠI THỨ HAI CÓ PHẢI ĐÓNG NỮA KHÔNG?
Căn cứ quyết định Số: 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017, tại Mục 2. QUẢN LÝ THU, Điều 42. Quản lý đối tượng, chi tiết khoản 1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: “ 1.1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ (Thời gian áp dụng từ 01/05/2017 đến nay)
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, cá nhân này chỉ đóng bảo hiểm tại 01 nơi. Nếu ban đầu thỏa mãn các điều kiện như quy định trên, thì Công ty của bạn không phải đóng nữa (BHXH, BHYT, BHTN). Ngoài ra, bạn chú ý khoản BHTNLĐ, BNN – bảo hiểm tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp – nộp theo từng hợp đồng lao động. Nghĩa là, DN phải nộp khoản bảo hiểm TNBNN với mức 0,5% trên lương bảo hiểm cho người lao động này, bạn nhé!
- CÁ NHÂN PHẢI NỘP THUẾ TNCN TẠI NƠI KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THỨ HAI NHƯ THẾ NÀO?
Căn cứ tiết i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC
“i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
=> Vậy trong trường hợp này, DN cần khấu trừ thuế Thu nhập cá nhân 10% khi chi trả thu nhập cho cá nhân, các bạn nhé!
Trên đây là những chia sẻ của EDUBELIFE về việc vấn đề Hợp đồng lao động, bảo hiểm, thuế TNCN đối với lao động làm việc từ hai nơi trở lên.
Xin hãy để lại cho chúng tôi những commnent của các bạn về Bài viết để chúng tôi có động lực tiếp tục hoàn thiện trong nhiều bài viết chuyên môn tới.
Đừng quên like, share, để ủng hộ, động viên chúng tôi tiếp tục công hiến nhiều bài viết hữu ích hơn nữa, các bạn nhé.
Xin chúc các Doanh nghiệp ngày càng phát triển thịnh vượng. Chúc các bạn nhân sự kế toán ngày càng có thu nhập cao, được chủ Doanh nghiệp ngày càng trọng dụng!
Chân thành cảm ơn đã đón xem và hẹn gặp lại các bạn!