CÁCH KẾ TOÁN VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU, CHỨNG TỪ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT
Hiện nay, các doanh nghiệp có phát sinh các chứng từ, tài liệu mang tiếng nước ngoài khá nhiều. Không ít các bạn kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán thuế cho rằng: mọi tài liệu, chứng từ kế toán tiếng nước ngoài, đều cần dịch sang tiếng Việt.
Thực tế, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về vấn đề này? EDUBELIFE xin có đôi dòng chia sẻ với các bạn nhé!
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Luật kế toán
Điều 11. Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán 2015
1. Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.”
Căn cứ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán
5. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật kế toán ra tiếng Việt (*)
Đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Bản chứng từ kế toán dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài.
Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
(*) Căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật kế toán 2015
Điều 16. Nội dung chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
c) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
d) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
KẾT LUẬN
Như vậy, KHÔNG PHẢI mọi tài liệu, chứng từ kế toán tiếng nước ngoài, đều cần dịch sang tiếng Việt. Đặc biệt, với “ Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
EDUBELIFE xin chân thành các Giám đốc doanh nghiệp, các bạn kế toán đã quan tâm, nghiên cứu!